Vì sao cần trang bị bộ lưu điện cho các thiết bị y tế?
Y tế là một ngành đặc thù, luôn được nhà nước và xã hội ưu tiên, được sử dụng điện lưới riêng, nhiều nơi có cả điện dự phòng riêng biệt. Tuy nhiên không vì thế mà các đơn vị quản lý bệnh viện có thể lơ là trong công tác dự phòng điện. Bởi lẽ điện có những lúc xảy ra sự cố, không chỉ từ bên ngoài bệnh viện mà đôi khi ngay bản thân bệnh viện.
Trong bệnh viện sử dụng rất nhiều các trang thiết bị y tế, có những loại can thiệp trực tiếp vào bệnh nhân, cần yêu cầu hoạt động liên tục trong thời gian dài hoặc không được gián đoạn (như : monitor, máy thở, máy gây mê kèm thở, đèn mổ, phẫu thuật nội soi, bơm tiêm điện, máy truyền dịch...). Bên cạnh đó, rất nhiều thiết bị y tế có giá trị cao cần được bảo quản và hoạt động đúng cách, đòi hỏi thao tác tắt máy đúng quy trình để bảo vệ phần cứng, phần mềm cũng như an toàn cho bệnh nhân (như máy siêu âm, X quang, MRI, CT...).
Trong một số trường hợp, chỉ cần mất điện vài phút là tính mạng của nhiều bệnh nhân có thể sẽ bị đe dọa. Chưa kể đến việc mất điện đột ngột có thể làm hỏng các thiết bị đắt tiền ( hầu hết các thiết bị y tế đều được nhập khẩu với giá thành rất cao). Chính vì để đảm bảo tính mạng cho bệnh nhân cũng như bảo vệ các thiết bị y tế đắt tiền, chúng ta cần trang bị thiết bị nguồn dự phòng cho chúng ( máy phát điện, bộ lưu điện).
Trong lĩnh vực Y tế, việc đảm bảo nguồn điện liên tục và ổn định là một điều hết sức quan trong. Trong hệ thống bệnh viện có rất nhiều các loại thiết bị đa dạng, mỗi loại đảm nhiệm những tính năng khác nhau, khi sự cố mất điện đột ngột hoặc có sự thay đổi về nguồn điện, chúng sẽ dẫn đến các sai lệch kết quả đo lường của các máy móc thiết bị y tế, gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, hơn nữa việc mất ổn định về nguồn điện sẽ dẫn đến tình trạng thiết y tế sẽ gặp lỗi về phần cứng, phần mềm gây thiệt hại lớn trong việc sửa chữa, khắc phục.
-Sưu tầm-