NHỮNG NỘI DUNG TRỌNG TÂM TRONG ĐỀ ÁN QUY HOẠCH ĐIỆN VIII
Nội dung chính trong Đề án Quy hoạch Điện VIII – QHĐ VIII
NTECH - Fri,3/12/2021, 14:00:pm
Dự thảo Đề án Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch Điện VIII - QHĐ VIII) được Bộ Công Thương xây dựng linh hoạt hơn, hướng tới thân thiện với môi trường và khai thác tối đa lợi ích từ các nguồn năng lượng tái tạo.
<Ảnh minh họa>
Trọng tâm vấn đề được quan tâm nhất trong đề án này là bài toán về cơ cấu nguồn điện, nhất là năng lượng tái tạo được phát triển như thế nào để bảo đảm mục tiêu cung ứng điện nhằm đáp ứng đủ điện cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Trong quá trình triển khai “QHĐ VII điều chỉnh” trên thực tế lộ rõ rất nhiều bất cập; thì ở đề án QHĐ VIII lần này được xây dựng mang tính "mở", chỉ nêu danh mục những công trình điện quan trọng, ưu tiên phát triển và định hướng phát triển các loại hình nguồn điện cho từng vùng miền, tạo tính linh hoạt trong thực hiện. Đề án quy hoạch điện VIII được xây dựng trên cơ sở định hướng tại Nghị quyết 55-ND/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị dựa trên 4 nội dung trọng tâm :
1. QHĐ VIII định hướng phát triển điện lực đi trước một bước theo hướng “xanh” & bền vững nhằm cung cấp đủ điện, đáp ứng yêu cầu cho phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu điện sinh hoạt của nhân dân.
2. Về cơ cấu nguồn điện, QHĐ VIII đã tính toán, lựa chọn cơ cấu nguồn điện phù hợp hơn với tiềm năng năng lượng sơ cấp, điều kiện kinh tế, mức giá điện và khả năng vận hành an toàn hệ thống điện quốc gia của nước ta.
Nếu lấy năm 2030 để so sánh thì tổng công suất nguồn nhiệt điện than của QHĐ VIII là khoảng 40.900 MW <số liệu ước tính>, tức là giảm so với QHĐ VII điều chỉnh khoảng gần 15.000 MW. Tỷ lệ nhiệt điện than theo QHĐ VII điều chỉnh năm 2030 chiếm khoảng 43% tổng công suất của hệ thống, thì trong QHĐ VIII chỉ chiếm khoảng 28-31% và đến năm 2045, nhiệt điện than chỉ còn từ 15 - 19% tổng công suất hệ thống.
Việc điều chỉnh giảm tỷ lệ cơ cấu nguồn điện từ than cũng đồng nghĩa với việc tăng tỷ lệ cơ cấu các nguồn năng lượng khác; qua đó QHĐ VIII sẽ đẩy mạnh phát triển các nguồn điện sạch. Tỷ lệ công suất các nhà máy điện khí (tính cả khí tự nhiên hóa lỏng - LNG) sẽ tăng từ mức 13% hiện nay lên khoảng 21-22% vào năm 2030 và lên tới 24-27% vào năm 2045.
Đặc biệt nguồn năng lượng tái tạo ngoài thủy điện (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối...) sẽ chiếm tỷ lệ 24-25% vào năm 2030 và tăng lên đến 40-42% vào năm 2045.
<Ảnh : Cơ cấu nguồn điện trong Quy hoạch điện VIII>
3. QHĐ VIII đảm bảo cao nhất khả năng tự cân đối nội vùng và nội miền, tránh truyền tải xa. Hạn chế tối đa xây dựng thêm các đường dây 500 kV liên miền, giảm tổn thất điện năng trong truyền tải điện và tăng cường độ tin cậy cung cấp điện. Trong tính toán của quy hoạch, sản lượng điện truyền tải 3 miền được giới hạn ở một mức độ nhất định.
Riêng việc phát triển năng lượng tái tạo cục bộ tại các vùng và địa phương, cần tính toán kĩ tỷ trọng nguồn NLTT trong cân đối nguồn – tải – lưới điện quốc gia; không quá ồ ạt gây ra tình trạng khủng hoảng thừa, không thể giải tỏa hết công suất và khả năng dự phòng từ các nguồn khác khi nguồn NLTT không thể vận hành.
4. QHĐ VIII cũng đưa ra một số quy tắc và tiêu chí cho việc giám sát chặt chẽ quá trình triển khai, tổ chức thực hiện quy hoạch, điều phối sự phối hợp xuyên suốt giữa các cơ quan quản lý ngành với địa phương, tránh để tình trạng phát triển điện lực thiếu kiểm soát, vỡ quy hoạch, chậm tiến độ dự án kéo dài… làm giảm hiệu quả đầu tư dự án, thậm chí thất thoát, lãng phí như đã thấy thời gian vừa qua ở một số dự án lớn.
Đề xuất sửa đổi Luật Điện lực theo hướng linh hoạt hơn đối với yêu cầu đầu tư các công trình điện, đảm bảo thu hút mọi nguồn lực xã hội trong phát triển ngành điện; đề xuất cơ chế xây dựng kế hoạch phát triển điện lực trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Tiếp tục thu hút đầu tư phát triển ngành điện từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các tổ chức, quỹ đầu tư quốc tế nhằm xã hội hóa đầu tư lưới điện truyền tải; đồng thời đề xuất cơ chế đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư các dự án điện.
Các đề xuất này sẽ từng bước được nghiên cứu, hoàn thiện để đảm bảo thực hiện xây dựng, quản lý và vận hành các công trình điện theo đúng quy hoạch, đặc biệt trong bối cảnh đầu tư từ các nguồn vốn tư nhân, nguồn vốn nước ngoài chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tư phát triển điện lực.
NTECH - Nguồn số liệu : Bộ công thương Việt Nam & Tập đoàn Điện lực Việt Nam
"Bài viết có sử dụng số liệu từ Bộ Công Thương Việt Nam - Cổng thông tin Chính phủ (MOIT.GOV.VN) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Số liệu được cập nhật đến 3/12/2021."
Bình luận
GregoryNulse 04/04/2023
find dissertations https://paperwritingservicecheap.com how to write a expository essay https://essaypromaster.com